Phần 19. Mẹ Mia làm hết mọi việc

Từ khóa tìm kiếm: Người Đức dạy con học các quy tắc – Annette Kast-Zahn

➞ Ngày xửa ngày xưa, có một cô mèo nhỏ tên Mia, sống cùng cha mẹtrong một ngôi nhà ấm cúng. Mia đi học mẫu giáo và có nhiều bạn gái. Cô rất thích trèo lên cây và chơi trốn tìm với các bạn mèo con khác. Buổi trưa, cô được mèo mẹ đến đón. Mẹ của Mia nói: “Ôi Mia bé bỏng, chắc con mệt rồi.

Đến đây, mẹ cõng con nào. ” Vào bữa trưa có món xúc xích – đồ ăn ưa thích của Mia. Mia muốn xiên dĩa ngay miếng đầu tiên, khi đó mẹ cô nói: “Ấy, để cho mẹ, mẹ sẽ cho con ăn.” Sau bữa ăn, Mia muốn đến sân chơi. Nhưng mẹ Mia bảo: “Ồ không, con đừng đi một mình đến sân chơi! Hãy ở đây và chơi với mẹ một tý.” Vào buổi tối, mẹ Mia cởi quần áo, lau người, mặc đồ ngủ và đánh răng cho cô. Lúc đầu, Mia thấy thật tuyệt vời khi cô không phải tự làm gì cả.

Nhưng một ngày nào đó, cô ấy sẽ không thể mãi như vậy được. Cô không phải là một đứa trẻ nữa! Hôm sau, khi mẹ đón cô từ trường mẫu giáo, Mia nói: “Mẹ ơi, con có thể chạy một mình. Mẹ có tin là con có thể chạy nhanh hơn mẹ không?”. Và thực tế, Mia là người đầu tiên về đến nhà. “Mia, chờ mẹ với” mẹ cô thở hổn hển, nhưng Mia đã nhảy tót lên cầu thang. “Con có thể ăn một mình!” Mia nói. Cô lấy dao và dĩa cho mình và cắt xúc xích thành những miếng nhỏ rồi xiên dĩa và đưa xúc xích vào miệng. Mẹ cô đã không khỏi kinh ngạc.

Hôm sau, Mia đến sân chơi trèo lên cây, nhảy xuống và chỉ cho mẹ ngồi trên ghế băng và nhìn. Đến tối, khi mẹ cô bước vào phòng tắm thì Mia đã tắm, mặc đồ ngủ và đã đánh răng. “Ối trời ôi, Mia” người mẹ nói, “mẹ thực sự không hề biết con có thể làm được.” Và Mia rúc vào mẹ một cách đầy tự hào và cả hai đã cùng thi kêu meo meo đầy thích thú cho đến khi đôi mắt mèo xanh lá cây xinh đẹp của Mia nhắm lại.

Trong câu chuyện, mèo mẹ đã không tin tưởng con gái mình. Mia đã không chống lại và tự mình tìm ra giải pháp. Vì vậy, đó là một tấm gương hấp dẫn cho Nina và giúp cô nảy ra ý tưởng để nói: “Con muốn tự làm việc đó!”

Tất nhiên bạn không thể đảm bảo rằng những câu chuyện như vậy thực sự “có tác dụng”. Nhưng trẻ em thích những câu chuyện trẻ nhận ra chính mình ở trong đó. Thường trẻ tiếp nhận giải pháp được đưa ra, mặc dù đôi khi bạn phải đợi một thời gian sau đó.

Định hướng cho trẻ một cách tích cực

Bạn thích giải pháp sáng tạo hay kế hoạch thiết lập giới hạn hơn? Bạn là người hiểu con nhất và yêu con như chính con người của con vậy. Điều này khiến bạn trở thành chuyên gia có năng lực nhất trong việc tương tác với trẻ. Bạn hãy suy nghĩ về điểm mạnh của bạn với vai trò làm cha hoặc mẹ: Bạn tự hào về điều gì? Bạn không muốn làm gì khác đi dù trong bất kỳ trường hợp nào? Chính bản thân bạn hãy lưu ý tới những điều tốt đẹp. Chỉ khi đó bạn mới có thể định hướng cho con mình những điều tích cực. § TỔNG KẾT ⇒ Coi trọng giải pháp của trẻ

Hiểu biết đáng kinh ngạc và đề xuất hữu ích của trẻ rất có giá trị, được ngợi khen và chấp nhận. ⇒ Làm điều bất ngờ

Hành vi không phù hợp của trẻ dường như có một luồng ánh sáng mới khi bạn nắm bắt nó một cách vui vẻ và tự đề xuất với trẻ, thậm chí có thể thi đấu với trẻ.

Nếu con bạn cư xử khác thường trong một nhóm trẻ em, bạn hãy quan tâm đặc biệt đến những đứa trẻ khác.

Nếu xảy ra va chạm thân thể, bạn hãy thiết lập ngay một giới hạn với “thủ phạm” và tập trung hướng đến “nạn nhân”. ⇒ Sáng tạo ra người trợ giúp

Nếu bạn giả giọng một con rối tay, việc giải quyết vấn đề sẽ mang đến cho trẻ niềm vui

Những câu chuyện trẻ có thể nhận ra mình trong đó cũng thúc đẩy các giải pháp riêng của trẻ.