Phần 17. Quy tắc đơn giản cho trẻ học mẫu giáo

Từ khóa tìm kiếm: Người Đức dạy con học các quy tắc – Annette Kast-Zahn

Với mỗi kế hoạch thưởng, đầu tiên phải xác lập các quy tắc một lần. Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo có thể chưa biết đọc. Nhưng bạn có thể nhắc nhở trẻ về các quy tắc quan trọng bằng hình vẽ đơn giản. Chẳng hạn như:

Rửa mặt và mặc quần áo nhanh chóng vào buổi sáng

Ngồi yên trong khi ăn

Hòa thuận với anh chị em

Tự làm việc một mình trong nửa giờ

Ở yên trên giường vào buổi tối

Nói chuyện thân thiện.

Bạn hãy chọn ra một, hai hoặc ba quy tắc. Không nên nhiều hơn. Chúng tôi đã minh họa năm quy tắc trên trang 182, 183 và 184. Bạn có thể sao chép chúng từ cuốn sách và thậm chí có thể tô thêm màu – hoặc tự vẽ hình cho từng quy tắc. Việc này sẽ hình ảnh hóa quy tắc cho trẻ.

Hãy trao đổi một lần nữa với trẻ về các quy tắc. Cho trẻ biết rõ hậu quả logic trẻ phải chịu nếu trẻ không tuân thủ.

Bạn không cần phải mỗi lần đều nhắc lại các quy tắc liên quan. Chỉ cần chỉ vào hình ảnh là đủ. Hãy treo hình ảnh ở chỗ dễ thấy!

Nếu trẻ tuân thủ quy tắc, trẻ sẽ được khen ngợi và được khuyến khích thêm. Trẻ có thể tích lũy điểm và đổi lấy một phần thưởng nhỏ. Ở các trang sau, bạn sẽ được tìm hiểu cách làm kế hoạch thưởng đơn giản cho trẻ trên 3 tuổi.

Kế hoạch thưởng đơn giản cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

Nếu bạn đã thiết lập các quy tắc và vẽ hình (hoặc lấy từ cuốn sách), bạn có thể kết hợp rất tốt với một kế hoạch thưởng đơn giản và được thiết kế tốt. Hãy để sự sáng tạo của bạn bay bổng, hoặc chấp nhận đề xuất của chúng tôi: trên hai trang tiếp theo, bạn sẽ thấy một con sâu bướm cười và một chuỗi hạt ngọc trai để sao chép. Mỗi hình có bốn lần năm vòng tròn để tô màu. Các vòng tròn là khuôn mẫu cho điểm thưởng trẻ có thể tích lũy.

Hãy để trẻ chọn một trong các hình ảnh. Nếu trẻ tuân thủ được một quy tắc đã thỏa thuận, trẻ sẽ nhận một điểm trong ảnh thưởng. Nếu trẻ chú ý được ba nguyên tắc cùng một lúc, trẻ có thể đạt ba điểm trong một ngày. Đối với mỗi điểm, trẻ được tô một viên ngọc trai hoặc một khuôn mặt cười trong vòng tròn của con sâu bướm.

Nếu trẻ đạt đến năm điểm trong ảnh thưởng của mình, trẻ sẽ nhận được phần thưởng đầu tiên. Đó có thể là một trò chơi chung, thêm một câu chuyện trước khi đi ngủ, trẻ được chơi tối lâu hơn trước khi đi ngủ hay một món quà nhỏ.

Nếu con sâu bướm hoặc chuỗi được tô hết, trẻ sẽ có một phần thưởng lớn hơn mà bạn có thể hẹn trước với trẻ. Ở đây, bạn có thể lựa chọn một hoạt động chung hoặc một phần thưởng vật chất tương ứng. Tất nhiên, nó phải là một động lực hấp dẫn cho trẻ.

Trong trường hợp tốt nhất, trẻ rất hứng thú và tích lũy điểm hăng hái đến mức được phép tô một con sâu bướm hoặc một chuỗi hạt rồi đến hình kia. Nếu mọi việc suôn sẻ, có thể lựa chọn một quy định mới cho tích lũy điểm. Sự thích thú của trẻ trong việc tích lũy điểm có khả năng bị giảm đi bất cứ lúc nào. Điều này là hoàn toàn bình thường. Không phải tất cả mọi trẻ em đều hào hứng với kế hoạch thưởng ở cùng mức độ như nhau. Có thể hành vi mong muốn cho đến khi đó đã phản ánh rằng trẻ không còn cần phải được theo dõi đặc biệt nữa. Nếu vấn đề hành vi cũ xuất hiện lại, bạn có thể sử dụng lại ảnh thưởng sau một thời gian tạm dừng – hoặc tự tạo ra hình ảnh mới.

Mặt cười trong vở bài tập về nhà: điểm thu thập tại trường

Nhiều trẻ em ngay từ năm học đầu tiên đã có vấn đề trong việc chấp hành nội quy của trường. Một số trẻ khó ngồi yên tại chỗ của mình. Có trẻ gọi to trong lớp học thay vì giơ tay phát biểu. Hoặc trẻ không chú tâm trong giờ học và làm phiền các bạn cùng lớp. Một số gần như hàng ngày đều cãi vã với các bạn cùng lớp hoặc cư xử hung hăng.

Với một hệ thống khen thưởng rất đơn giản, bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ được thông báo liên tục về hành vi của con. Và bạn có thể khuyến khích trẻ chấp hành nội quy ở trường tốt hơn. Hầu như tất cả giáo viên sẽ được động viên cùng tham gia vì công sức lao động họ phải bỏ ra cũng không nhiều.

Bạn hãy trao đổi với giáo viên xem con bạn nên cải thiện hành vi nào ở trường. Quan trọng là phải xây dựng hành vi một cách tích cực. Chẳng hạn như:

Cư xử với người khác

Ngồi tại chỗ

Làm những gì giáo viên nói

Bắt đầu làm bài tập và hoàn thành nhanh chóng

Giơ tay để phát biểu, thay vì gọi to trong lớp học

Giáo viên chọn ra một hoặc hai quy tắc giáo viên cho rằng đặc biệt quan trọng cho trẻ và tuyên bố mình đã sẵn sàng chú ý đến chúng mỗi ngày. Nếu trẻ tuân thủ quy tắc thì trong ngày đó giáo viên sẽ vẽ một khuôn mặt cười vào trong vở bài tập về nhà. Nếu trẻ không tuân thủ quy tắc, trẻ sẽ không được nhận mặt cười. Như vậy bạn sẽ cập nhật được tình hình và có thể nói chuyện với con mình về những gì diễn ra tốt đẹp trong ngày và những gì chưa tốt. Và bạn có thể thỏa thuận với trẻ một phần thưởng nếu trẻ tích lũy được một số lượng mặt cười nhất định. Một số ví dụ về phần thưởng đã được hứa: 1 mặt cười: 15 phút chơi máy tính 5 mặt cười: cùng đi bơi 10 mặt cười: một cuốn truyện tranh 20 mặt cười: cùng đến rạp chiếu phim

Nhiều trẻ em có thể được thúc đẩy trong nhiều tuần và tháng với kế hoạch đơn giản này. Nó còn có một lợi thế: đôi khi cha mẹ rất đỗi kinh ngạc khi đến tận cuối năm học họ mới được biết vấn đề hành vi của con em mình trong suốt thời gian qua từ giấy chứng nhận của trường. Họ thực sự thất vọng vì đã không được thông báo sớm. Với thông tin phản hồi hàng ngày từ các giáo viên, bạn được bảo vệ trước những bất ngờ như vậy.

Kế hoạch khen thưởng cho trẻ tiểu học: tích lũy điểm tại nhà

Những gì có tác dụng ở trường cũng có thể tiến hành dễ dàng tại nhà. Bạn cũng có thể giám sát con mình chặt chẽ hơn giáo viên. Vì vậy, kế hoạch của bạn có thể phong phú hơn. Kế hoạch được đề xuất ở đây phù hợp cho trẻ đã có thể đọc và gặp khó khăn trong việc chấp hành các quy tắc thông thường hàng ngày.

Với nhiều trẻ em một kế hoạch khen thưởng như thế này khuyến khích việc nghĩ về các quy tắc, vì trẻ muốn thu thập nhiều điểm càng nhanh càng tốt. Bạn có thể thay đổi kế hoạch để nó phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu riêng của con mình. Hãy đặc biệt tiếp nhận các hành vi luôn có thể làm nảy sinh vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Ngoài ra trong kế hoạch nên bao gồm một số điểm để trẻ có thể dễ dàng tích lũy điểm. Một kế hoạch khen thưởng không được đòi hỏi quá nhiều. Chỉ khi không quá khó cho trẻ để tích lũy số điểm thì kế hoạch mới có tác dụng thúc đẩy.

Những việc suôn sẻ sẽ được đánh dấu lại. Đối với ba dấu lại có một viên bi thủy tinh (thẻ cứng hoặc chip trò chơi từ nhựa cũng được). Bi được thu thập trong một lọ chứa riêng biệt và có thể được giữ lại hoặc đổi trong cùng một ngày. Bạn có thể trao đổi với trẻ về giá trị của viên bi. Hãy thiết lập thành văn bản.

Ví dụ: với ba viên bi, con bạn có thể xem truyền hình trong nửa tiếng hoặc chơi máy tính, với 10 viên bi trẻ được chơi thêm nửa tiếng vào buổi tối. Nếu trẻ thu thập được 20 viên bi, bạn hãy cùng trẻ đi ăn hamburger hoặc kem. Với 30 viên bi, trẻ được chọn một món đồ chơi nhỏ, với 40 viên bi, hãy đi cùng trẻ đến sân chơi trong nhà. Và với 50 viên bi, trẻ được phép cắm trại với bạn ở trong vườn.

GIẢI PHÁP

Kế hoạch mỗi ngày phải được điền nhất quán. Bạn có thể sửa đổi nó một cách riêng rẽ. Ví dụ, nếu mục “Trò chuyện thân thiện” đặc biệt quan trọng, bạn có thể cho đến ba điểm mỗi ngày. Hoặc bạn có thể bỏ mục “Bài tập về nhà” tương ứng.

Nếu khuyến khích tích cực không hiệu quả thì có một khả năng khác: trẻ phải đạt được một số điểm tối thiểu đã định mỗi ngày. Nếu không đạt được, trẻ phải từ bỏ một thú vui nào đó – thời gian chơi máy tính hoặc xem ti-vi hàng tối. Hoặc trẻ phải đảm nhận thêm một việc nhà: cọ rửa bồn rửa mặt, quét nhà bếp hoặc tương tự.

Bạn có rất nhiều lựa chọn cho những ý tưởng của mình. Tuy nhiên, có một số ít trẻ em gần như không hoặc được thúc đẩy trong một thời gian ngắn bằng kế hoạch khen thưởng. ➞ Tại sao giải pháp này không suôn sẻ với tất cả trẻ em

Từ kinh nghiệm của tôi, tôi biết rằng nhiều phụ huynh đã thành công với hợp đồng và kế hoạch khen thưởng. Nhưng tôi cũng biết rằng giải pháp này rất khó áp dụng ở một số trẻ. Nhiều trẻ chống đối lại quy tắc một cách cực đoan. Có vẻ các cháu học được từ hình phạt hợp lý và thời gian tạm dừng chỉ trong một thời gian ngắn. Cha mẹ của trẻ không bao giờ có thể ngồi lại và chỉ đơn giản là “để cho tất cả mọi thứ xảy ra” – và một lần nữa, họ phải bắt đầu từ con số không và mất nhiều công sức. Tại sao vậy?

Các vấn đề cụ thể

Trẻ em khác nhau về khả năng sẵn sàng hợp tác ngay từ khi còn bé. Trong chương đầu tiên, chúng tôi đã đề cập tới điều này. Đôi khi trẻ em chống lại các quy tắc, bởi chúng sợ. Lo sợ bị cách ly, sợ hãi hay hoảng sợ trước những tình huống đòi hỏi sự đồng cảm từ phía cha mẹ. Việc thực hiện các quy tắc ở những đứa trẻ sợ sệt vẫn chưa phải là tất cả. Ngay cả khi nói đến các nhu cầu vật chất của trẻ, hãy cẩn thận: các quy tắc phải được lựa chọn cẩn thận trong việc ăn, ngủ hoặc vệ sinh. Quá nhiều áp lực có thể gây phản tác dụng.