Phần 12. Học từ những phương pháp logic
Từ khóa tìm kiếm: Người Đức dạy con học các quy tắc – Annette Kast-Zahn
Các chuyên gia nghiên cứu đều nhất trí rằng mối quan hệ giữa hành vi không nên có của trẻ và hậu quả của chúng càng rõ ràng càng tốt. Việc con bạn không dọn dẹp đồ chơi hàng tối và bị phạt không được ăn tráng miệng vào bữa tối quả thật là vô nghĩa. Trẻ cần phải trở nên hiểu biết hơn sau khi bị phạt và phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Vài ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn việc này.
Khi trẻ khóc đêm
Jonas (11 tháng tuổi) có thói quen khó chịu là khoảng một giờ sáng bé thức dậy và khóc. Bé thức ít nhất là hai giờ sau đó.
Bố mẹ của Jonas đã có thể làm bất cứ việc gì họ cần làm nếu bé ngủ lại trước ba giờ sáng. Tuy nhiên bé lại thức cả đêm và ngủ vào buổi sáng hôm sau. Bé sẽ ngủ và không thức dậy trước chín hoặc 10 giờ sáng hôm sau. Hàng tối vào chín giờ bé được cho đi ngủ. Các bé ở độ tuổi này thường cần phải ngủ khoảng mười tiếng vào ban đêm. Cách giải quyết cho việc này là hàng ngày đánh thức bé dậy vào bảy giờ sáng. Từ đêm thứ ba trở đi bé sẽ ngủ liền mạch đến sáng và bé sẽ học được nguyên tắc “Lên giường là phải ngủ”.
Khi bé hay đi lung tung
Daniel (2 tuổi) rất thích đi dạo cùng mẹ trên đường dành cho người đi bộ. Mẹ bé rất không vừa lòng khi bé hay vùng ra khỏi tay mẹ và chạy lung tung. Lúc nào mẹ bé cũng phải chạy theo và “tóm” bé lại.
Trong khi Daniel cảm thấy thích thú thì mẹ cậu bé thấy chuyện này chẳng hay ho gì. Bà quyết định phải giải quyết chuyện này. Như thường lệ bà đẩy chiếc xe đẩy vào thành phố và dắt tay Daniel. Bà nói lại nhiều lần rõ ràng với bé rằng “phải đi cạnh mẹ!”. Tuy vậy sau năm phút Daniel vẫn chạy biến đi mất.
Trong tình huống này, có hai khả năng người ta có thể nghĩ tới theo logic: Nếu đường không có ô tô, bà mẹ có thể để cho bé chạy và quan sát cậu bé. Đầu tiên khi bé bắt đầu tìm mẹ, mẹ có thể đi tới chỗ bé và nhắc lại: “Giờ thì con phải đi cạnh mẹ!”. Khi bé cảm thấy đi một mình chẳng dễ dàng gì, bé sẽ không chạy lung tung nữa.
Mẹ của Daniel thích khả năng thứ hai hơn: bà cho bé ngồi cố định trong xe đẩy. Lúc đầu Daniel la hét ầm ỹ. Đến khi bé bình tĩnh lại, bé lại được chạy nhảy tự do. Lần này thì bé đi bên cạnh mẹ. Kể từ đó mỗi lần đi mẹ bé lại làm như vậy, và Daniel đã hiểu được rằng: Khi mình muốn được tự đi thì mình phải đi gần mẹ.” “Diễn kịch” trong bữa ăn
Carola đã 3 tuổi rưỡi và bé thường biến mỗi giờ ăn thành giờ “thưởng thức nghệ thuật”. Mỗi bữa ăn kéo dài tới cả tiếng đồng hồ.
Carola được cho ăn và cần những thứ giải trí như ti-vi hoặc sách tranh ảnh để chơi. Cả ngày trời của cô bé chỉ xung quanh chuyện ăn uống.
Mẹ Carola lúc nào cũng nghĩ rằng con gái bà quá gầy. Bởi vậy bà không bỏ sót bất cứ cơ hội nào cho bé ăn. Ví dụ như trong lúc đi dạo bộ thì trong túi luôn phải có bánh mì để bất kì lúc nào đứa trẻ không chú ý sẽ nhét ngay vào miệng.
Vậy trong tình huống này phải làm gì để bé “học được từ những hậu quả?” Lúc ăn, trẻ là người hiểu rõ nhất mình cần ăn bao nhiêu. Trong mọi trường hợp, chuyện ép hoặc nhồi cho bé ăn đều là vô nghĩa. Không bao giờ có thể ép trẻ ăn, kể cả dùng cách lừa cho trẻ ăn hay dùng bạo lực. Cả hai cách đều gây ra những ảnh hưởng không tốt, ví dụ như Carola sẽ bắt đầu có thói quen thường xuyên nôn đồ ăn.
Với chủ đề ăn uống, việc “học từ những hậu quả” có rất nhiều các phương pháp trái ngược nhau gây tranh cãi về nguyên tắc trong khi ăn cho các bé.
Giới hạn thời gian mỗi bữa ăn.
Cho trẻ lựa chọn sẽ ăn món gì.
Cho phép trẻ ăn bao nhiêu tùy thích.
Ăn chung với trẻ. Bạn phải bắt trẻ tập trung vào bữa ăn của mình chứ không phải những thứ khác.
Khi ăn, trẻ phải ngồi vào chỗ của mình.
Mẹ Caroda đã thảo luận về tất các thứ giải trí hay làm xao nhãng khác kể cả những cuộc nói chuyện đều vô nghĩa.
Mẹ cô bé đến gặp bác sĩ nhi. Sau đó bác sĩ nhi khoa đã thuyết phục được bà rằng Carola không hề quá gầy. Từ khi sinh ra, bé đã nhẹ cân hơn mức trung bình và bé cần phải tăng cân từ từ. Carola là một đứa trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển vừa vặn và nhanh nhẹn. Bé biết là bé cần ăn bao nhiêu. Phần quan trọng nhất và khó nhất của việc này là làm cho mẹ bé hiểu điều này.
Sau khi đi tư vấn bác sĩ mẹ Carola đã để con gái mình muốn ăn bao nhiêu tùy thích. Thời gian mỗi bữa được giới hạn chỉ trong vòng 15 phút. Sau đó bàn ăn được dọn đi. Trong bữa tiếp theo Carola được phép ăn hoa quả trong bữa ăn bao nhiêu tùy ý. Tất cả các đồ giải trí và gây xao nhãng như ti-vi hoặc sách tranh ảnh đều không được phép sử dụng trong lúc ăn.
Trong vòng bốn ngày, Carola ăn cực kì ít. Sau đó bé học được rằng: “Nếu không ăn mình sẽ bị đói. Trong lúc ấy mình sẽ không có gì để ăn cả. Chỉ có vài thời điểm ăn cố định. Nếu mình không muốn có cảm giác khó chịu thì trong bữa ăn mình phải ăn cái gì đó.” Carola không ăn nhiều hơn trước kia nhưng cô bé không còn phải “đấu tranh” trong bữa ăn nữa.
Bé chậm trễ mặc đồ
Miriam 6 tuổi mỗi sáng đều chậm trễ trong việc mặc đồ. Hai đến ba lần trong tuần bé không đến nhà trẻ được vì không kịp giờ.
Việc đi học trễ chẳng làm Miriam cảm thấy khó chịu. Bởi vậy mà hệ quả logic sẽ không còn phù hợp. “Học từ những hậu quả” trong trường hợp này sẽ như sau:
Mẹ của Miriam sẽ nói rõ với con gái và sử dụng “kỹ thuật đĩa xước” – lặp đi lặp lại rằng: “Con mặc quần áo vào và kiểu gì thì mẹ cũng sẽ đưa con đến nhà trẻ đúng giờ.” Bà nhắc lại câu này ba lần. Chẳng ăn thua. Miriam vẫn mặc bộ đồ ngủ và ngồi dưới sàn chẳng chịu nhúc nhích. Mẹ bé ra khỏi phòng và không phản ứng lại tiếng gọi của con gái. Sau năm phút bà quay lại phòng Miriam và nói với bé: “Miriam con có cần mẹ giúp không? Đến giờ chúng ta sẽ đến trường.” Miriam không tin lời mẹ. Bé kêu gào và la hét mà chẳng chịu mặc quần áo. Cuối cùng thì mẹ bé bế bé lên và đưa vào ô tô trong bộ đồ ngủ. Bà mang cả đồ đạc của bé vào ô tô. Trong xe Miriam vội vàng thay đồ nhanh như một tia chớp. Bé kêu gào om sòm rằng mẹ đúng là người xấu tính. Mẹ bé vẫn không nói gì. Từ hôm sau, việc ra lệnh của mẹ bé đã có tác dụng. Miriam đã học được bài học từ hậu quả của ngày hôm trước.
Với những trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ thì phương pháp này rất có hiệu quả. Rất hiếm khi xảy ra chuyện trẻ thật sự mặc đồ ngủ ra khỏi nhà. Dù vậy phụ huynh phải sẵn sàng tinh thần khi tình huống đi quá xa. Trẻ có thể cảm nhận được điều đó. Hầu hết trẻ thường quyết định vào phút cuối để hoàn thành việc này.
Stress mỗi khi đón tại nhà trẻ
Chuyện mặc đồ mỗi sáng với Tilo 4 tuổi chẳng có vấn đề gì, nhưng mỗi lần đón bé ở nhà trẻ đều rất căng thẳng. Mẹ Tilo thường trao đổi một chút với cô nuôi dạy trẻ và Tilo không chấp nhận chuyện ấy. Bé cắt ngang cuộc nói chuyện và lăn ra sân kêu gào cho đến khi mẹ bé lo lắng chạy ra bế và đưa bé rời nhà trẻ.
Chúng tôi đã cùng suy nghĩ xem mẹ Tilo có thể sử dụng biện pháp nào. Bà chỉ cho con trai rằng bà có thể thông cảm cho sự thiếu kiên nhẫn của cậu bé: “Mẹ biết là con mệt” hoặc: “Chắc con cảm thấy chán chuyện đấy lắm, nhưng mà phải chịu thôi”. Sau đó bà áp dụng việc làm người “nghe chủ động” để thu hút sự chú ý như đã được mô tả ở phần trước. Sau đó bà nói: “Chúng ta sẽ đi nếu như con bình tĩnh lại.” Bà ngồi xuống và chờ đến khi con trai ngừng la hét. Bà mang theo tờ báo để đọc trong lúc chờ đợi. Vì thế mà việc la hét với Tilo không còn thú vị nữa. Bé ngừng lại ngay. Thật đáng ngạc nhiên khi sau đó mẹ bé chẳng còn vấn đề gì mỗi khi đi đón bé nữa. “Con không đi đâu!”
Một ví dụ tương tự như trên là cuộc tranh cãi giữa tôi và con gái 6 tuổi Andrea. Tôi đã đặt lịch hẹn với thợ cắt tóc cho bé. Bé đã đồng ý đi cắt tóc. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu đi thì bé bắt đầu la hét và không muốn đi.
Tôi nhìn bé và nói một cách bình tĩnh: “Chúng ta đã đặt hẹn đi cắt tóc và mẹ sẽ đưa con đến đúng giờ. Bố chẳng để ý tới việc con khóc suốt cả giờ và thợ cắt tóc cũng chắc chắn sẽ thấy bình thường. Trẻ con thường khóc khi đi cắt tóc. Nhưng một điều chắc chắn là chỉ khi con bình tĩnh, con sẽ được quyết định con thích kiểu tóc nào.” Con gái tôi vẫn tiếp tục khóc trên đường đi. Khi chúng tôi đến cửa tiệm, bé ngừng khóc. Bé tỏ ra hợp tác và được phép nói chính xác kiểu tóc bé thích. Sau hôm đó bé rất tự hào về kiểu tóc mới của mình.
Dọn dẹp
Một lần dự giờ ở nhà trẻ, tôi đã rất ấn tượng vì việc dọn dẹp sắp xếp ở đó quá tốt. Tất cả trẻ em thu dọn đồ chơi không chơi nữa vào đúng chỗ. Đồ thủ công, đồ chơi xếp hình, búp bê, đồ chơi làm bằng vải – tất cả đều được sắp xếp đúng chỗ và không bé nào phản đối.
Ở nhà trẻ có những quy định cần phải chú ý và tuân theo. Trẻ em đều chú ý rằng “Mình sẽ được lấy đồ chơi mới ra khi đồ chơi cũ được cất vào đúng chỗ.”; “Mình sẽ được ra ngoài chơi khi phòng học được dọn dẹp ngăn nắp.” Tương tự như vậy, liệu ở nhà có thể cũng sử dụng quy định như vậy không?