Phần 17. Quy tắc đơn giản cho trẻ học mẫu giáo

Bạn cũng sẽ phải đối mặt với thách thức khi trẻ bướng bỉnh. “Con muốn quyết định!” là phương châm của trẻ. Trẻ không thích các quy tắc. Với tất cả sức mạnh, trẻ chống lại chúng: “Còn lâu con mới làm theo mẹ nói!”. Sự chống đối của trẻ có thể liên quan tới cơn giận dữ hoặc hành vi bốc đồng. Một số trẻ “đánh trả” hoặc phản ứng bằng hành vi hung hăng nếu không được theo ý muốn của trẻ. Một số trẻ không tuân theo quy tắc vì chúng bị phân tâm bởi bất kỳ việc nhỏ nào và lại quên các yêu cầu ngay lập tức.

Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Nếu những vấn đề này rất nghiên trọng hoặc nhiều vấn đề xảy ra đồng thời, sẽ rất dễ dẫn đến khủng hoảng giáo dục.

Được thảo luận nhiều: ADHD

Trong thời gian gần đây, có một chủ đề thường được thảo luận trên các phương tiện truyền thông: ADHD (Hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý). Điều này tồn tại trong hai hình thức khác nhau: Một số trẻ em “chỉ” có vấn đề trong việc điều chỉnh sự tập trung của mình. Trẻ cực kỳ mất tập trung, hay quên và thường không chú ý. Những đứa trẻ này thường tới khi đi học mới đáng chú ý, bởi vì trẻ mơ mộng hơn và cũng “không làm phiền ai”.

Tuy nhiên, thường có cả đặc điểm của “hiếu động thái quá” và “bốc đồng” đi kèm: Những trẻ này vô cùng hiếu động và có xu hướng phản ứng dữ dội với cả việc nhỏ nhặt, bằng sự giận dữ hoặc hành vi hung hãn. Rất khó thuyết phục trẻ làm việc trẻ không thích. Chức năng tự kiểm soát của trẻ hoạt động không thực sự tốt.

Từ khi nào những hành vi này thực sự có vấn đề? Quá trình chuyển biến không thực sự rõ rệt. Trên thực tế đó là hành vi bình thường: Mỗi đứa trẻ bị ảnh hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn, đặc biệt là khi trẻ vẫn còn nhỏ. Trẻ em ở độ tuổi này hay bốc đồng, vận động cơ thể, bị phân tâm và đôi khi gây chú ý bằng hành vi của mình. Việc chấp nhận các quy tắc với các trẻ này đặc biệt khó. Cha mẹ cần rất kiên nhẫn, nhất quán và kiên trì. Trẻ học chậm và tiến bộ ít hơn nhưng trẻ cần một người hướng dẫn và liên tục nhắc nhở trẻ về các quy tắc.

Chỉ trở thành vấn đề khi trẻ đã 7 tuổi mà vẫn còn xảy ra thường xuyên hoặc dữ dội đến mức trẻ rất đáng chú ý so với trẻ đồng trang lứa và sự phát triển của trẻ ở nhà và ở trường học bị ảnh hưởng rất xấu thì ADHD bị nghi ngờ chính là nguyên nhân. Dưới năm phần trăm trẻ bị mắc ADHD.

ADHD không phải là kết quả của sai lầm trong giáo dục, mà là một chứng rối loạn sinh lý thần kinh bẩm sinh. Chỉ có bác sĩ nhi khoa hoặc nhà tâm lý học trẻ em kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được. Trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải có một liệu pháp mà cả cha mẹ cũng phải được đào tạo.

Việc này bao gồm cả khả năng thiết lập giới hạn. Bạn đã khám phá được rất nhiều về nó trong chương này. Việc này đối với một đứa trẻ mắc ADHD về cơ bản sẽ mất thời gian hơn, nhưng không kém phần quan trọng. Có lẽ cha mẹ phải luôn luôn áp dụng cả ba bước của kế hoạch thiết lập giới hạn để gặt hái được thành công. § TỔNG KẾT

Một kế hoạch – ba bước ⇒ Bước một

Nói chuyện rõ ràng với trẻ. Hãy đưa ra chỉ dẫn rõ ràng, kiểm soát giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn và nói đi nói lại nhiều lần việc trẻ cần làm (“Kỹ thuật đĩa xước”) ⇒ Bước hai

Hãy hành động như lời nói của bạn. Trẻ học tốt nhất từ thứ tự tự nhiên, logic trong hành vi của mình. Ngoài ra có thể áp dụng hình thức cách ly tạm thời tùy theo lứa tuổi.

Khuyến khích hiệu quả hơn là nêu ra hình phạt. Kỹ thuật “Quy tắc – Câu hỏi – Hành động” đặc biệt hiệu quả. ⇒ Bước ba

Nếu thấy khó hành động nhất quán, bạn có thể thiết kế một kế hoạch tự kiểm soát bản thân. Nếu con đã đủ lớn, bạn có thể đàm phán hợp đồng thay đổi hành vi với trẻ. Ngoài ra, cả kế hoạch khen thưởng có thể cũng rất hiệu quả.