Phần 14. Làm gì khi trẻ ra khỏi phòng?

Thay vì thế, rất nhiều phụ huynh lại áp dụng những cảnh báo khó chịu khi con bày tỏ mong muốn. Hãy quyết định dựa trên bảng ở phía trên xem cách nào hiệu quả hơn.

Khi bạn nói những lời động viên và nhắc lại quy định, trẻ sẽ hiểu rằng: “Mẹ tin tưởng rằng mình sẽ làm được.” Khi bạn nói trước những hậu quả tiêu cực, bé sẽ hiểu là: “Mẹ chẳng tin rằng mình sẽ làm đúng quy định. Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến chuyện tệ nhất.” Điều này có thể sẽ dẫn tới mâu thuẫn quyền lực giữa hai mẹ con.

Đôi khi trẻ không nói ra mong muốn của mình. Chúng chỉ nói những gì chúng không thích: “Con ghét dọn dẹp!”, “Con không có hứng làm bài tập!”. Ngay cả lúc đó bạn cũng có thể động viên chúng. Bạn hãy hỏi con về những thứ bé thích: “Con có muốn xem kênh có chú chuột không?”, “Con có thích ra ngoài chơi ngay không?”, “Con có hẹn với bạn con hôm nay không?”. Khi gợi ý đúng, bạn chỉ cần bổ sung thêm: “Con biết quy định rồi. Con biết là con phải giải quyết cái gì trước. Con làm xong càng sớm thì càng tốt cho con mà.”

Những lời động viên này thường giúp trẻ thực hiện những công việc không dễ chịu. Nhưng bạn không được mong chờ rằng bé sẽ ngay lập tức nhiệt tình thực hiện công việc. Có thể bé sẽ kêu ca: “Thật quá đáng!” hoặc làm công việc của mình với tâm trạng khó chịu ra mặt. Đó là quyền của bé. Bé sẽ tự trở lại tâm trạng tốt khi bé được giải trí.