Phần 5. Những biện pháp hiệu quả khiến trẻ không cố gây chú ý nữa
Tom: “Bastian là thằng điên. Lúc nào nó cũng muốn quyết định tất cả. Nó chẳng muốn chơi với con nữa.”
Mẹ: “Con đang tức Bastian lắm phải không?”
Tom: “Con mà phải tức nó á? Con ghét nó. Nó sẽ chẳng bao giờ có bạn bè gì đâu.”
Mẹ: “Con này, con đang tức lắm à? Tốt nhất là con không nên gặp bạn ấy nữa, được không?”
Tom: “Đúng thế mẹ ạ, không bao giờ. À mà thế thì con sẽ chơi cùng ai bây giờ nhỉ?”
Mẹ: “Không có bạn bè không tốt chút nào đâu con!”
Tom: “Vâng. Nhưng con không thể chịu nổi nó nữa! Nó thật điên rồ!”
Mẹ: “Cứ giữ sự tức giận trong lòng thế thì làm sao mà chịu được hả con?”
Tom: “Buồn cười thật, trước kia con được quyết định tất cả còn nó chỉ cần thực hiện thôi. Bây giờ nó còn muốn cả quyền quyết định nữa.”
Mẹ: “Nó chỉ không muốn lúc nào cũng phải nghe lệnh con thôi!”
Tom: “Quả thật nó không phải là em bé sơ sinh nữa rồi. Bây giờ thỉnh thoảng chơi với nó cũng khá vui mẹ ạ!”
Mẹ: “Thật ra con rất thích điều đó đúng không?”
Tom: “Vâng, nhưng mà bây giờ lúc nào nó cũng như sếp của con ấy! Con không thể chịu được. Bây giờ con cho nó quyền quyết định đấy. Để xem con với nó có chịu được nhau thêm nữa không?”
Mẹ: “Ý con là hai bọn con sẽ thay nhau quyết định và không còn cãi cọ lẫn nhau nữa?”
Tom: “Vâng có lẽ thế. Con sẽ cố.”
Lắng nghe và thấu hiểu khiến việc cố gắng gây sự chú ý của trẻ bớt căng thẳng. Lắng nghe còn giúp trẻ tự tìm ra cách giải quyết và câu trả lời cho những vấn đề chúng gặp phải.
Thỉnh thoảng việc lắng nghe còn bao gồm cả “giải mã” nữa. Ví dụ: Bạn đón con ở trường mẫu giáo. Nó giận dỗi và nói: “Mẹ thật ngốc. Đáng lẽ mẹ không nên đón con.” Điều gì đã xảy ra với thằng bé vậy? Bạn có nghĩ là nó thấy bạn ngu ngốc thật không? Có lẽ nó chỉ hơi thất vọng khi bị đón về trong khi đang mải chơi với các bạn khác. Trong tình huống này, bạn có thể nói: “Chết thật, mẹ lại đến đón con về đúng lúc con đang chơi mới chán chứ.”
Bạn “giải mã” thông điệp trẻ muốn gửi đến mình. Nó sẽ cảm thấy bạn thấu hiểu nó. Bạn khiến nó không còn lý do nào để tiếp tục phụng phịu nữa. Bạn không nên tiếp tục tranh luận với con nữa, mà thay vào đó, hãy chỉ cần biết là con sẽ ngoan ngoãn theo bạn về nhà ngay bây giờ. ? GIẢI PHÁP