Phần 5. Những biện pháp hiệu quả khiến trẻ không cố gây chú ý nữa

Gửi những thông điệp khẳng định cái tôi của bản thân

Theo nhà tâm lý học Thomas Gordon, ông có những công cụ hiệu quả để đối phó với việc gây sự chú ý của bọn trẻ. Ông đã đề cập đến những thông điệp khẳng định cái tôi cá nhân. Thông điệp kiểu này được hiểu là: “Mỗi khi con cái cư xử không đúng mực, chúng ta có thể nói với chúng rằng chúng ta biết điều đó”. Điều đó sẽ khiến con bạn nghiêm túc hơn và tự ý thức thay đổi hành vi hơn là bạn quát mắng chúng. Trong bảng dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một ví dụ những thông điệp khẳng định cái tôi mà bố mẹ có thể gửi đến con cái.

Với những thông điệp này, bạn sẽ cho trẻ cơ hội nhận ra và sửa chữa sai lầm. Bạn hãy tránh những phản ứng mang tính tiêu cực và con bạn sẽ học được cách chịu trách nhiệm trước những hành động của mình. “Mẹ (bố) rất tiếc nhưng…”

Những câu nói mở đầu bằng cách “Mẹ (bố) rất tiếc nhưng…” cũng thường là những thông điệp cứng rắn rất hữu ích. Ngược lại, những câu được bọn trẻ ưa thích như “Con không được như thế” hay “Thế cũng được rồi, không quá tệ” sẽ chẳng mang lại điều gì cả.

Với câu nói thần kì “Bố (mẹ) rất tiếc”, bạn tỏ ra hiểu và thông cảm với con bạn nhưng ẩn sau những lời nói đó là thông điệp của bạn: “Bố (mẹ) tin con có thể tự giải quyết vấn đề này”.

Nhưng quan trọng là bạn phải thực lòng nghĩ như vậy. Nếu bạn gằn giọng hay cao giọng lên rất có thể thông điệp của bạn sẽ phản tác dụng. ➞ Trao cho trẻ nhiều trách nhiệm hơn

Ngay từ chương đầu, tôi đã nhấn mạnh rằng cần phải gấp rút đặt ra giới hạn cho bọn trẻ. Các bậc phụ huynh cần thấy rõ nghĩa vụ của mình và quyết định đâu là giới hạn cho trẻ. Thêm một lời khuyên nữa cho các bậc cha mẹ: “Hãy có trách nhiệm hơn với bọn trẻ”. Hai câu này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực ra chúng lại gắn liền với nhau.

Nhiều đứa trẻ thích nhất việc kiểm soát và điều khiển được người lớn. Nhưng bọn trẻ lại không biết thực chất chúng cảm thấy như thế nào và thực sự muốn gì. Chúng không rõ nên làm gì với bản thân mình, nên làm gì khi rảnh rỗi. Vì thế, bọn trẻ cần học cách tự quyết định và chịu trách nhiệm.